Đơn giá đo đạc Địa chính Hà Nội được áp dụng như sau:
——————————————————————————–
Trường hợp 1: Các đơn vị, tổ chức cá nhân, hộ gia đình
– Các đơn vị, tổ chức cá nhân ngoài nhà nước: Bản đồ địa hình, Bản đồ địa chính có yếu tố địa hình, Bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/200-1/500, Bản đồ xin Chỉ giới, Bản đồ Quy hoạch, Cắm mốc ranh giới …
– Trích đo địa chính thửa đất của cá nhân, hộ gia đình: Trích đo địa chính thửa đất, hồ sơ kỹ thuật thửa đất, tách hợp thửa đất, thừa kế tặng cho phân chia đất, kiểm tra diện tích, đính chính sổ đỏ, cắm mốc ranh giới …
Đơn giá Nhà nước áp dụng theo Quyết định số: 1358 ngày 25/3/2019 của UBND Thành phố Hà Nội bao gồm nhiều loại chi phí và thuế…..đơn giá cấu thành sản phẩm rất cao (xem chi tiết phần dưới).
Công ty Đo đạc địa chính Hà Nội áp đụng theo đơn giá trực tiếp của Công ty đưa ra cho từng hạng mục cụ thể. Các căn cứ để xác định đơn giá như sau:
- Mục đích đo đạc để làm gì.
- Diện tích đo đạc khoảng bao nhiêu m2, héc-ta…
- Khu vực, địa điểm cần đo vẽ.
Chúng tôi sẽ báo giá trực tiếp cho Quý khách cụ thể và chi tiết nhất. Liên hệ mobile & zalo: 0365568962 để nhận báo giá.
——————————————————————————–
Trường hợp 2: Các cơ quan Nhà nước, Đơn vị sự nghiệp công
Áp dụng theo Quyết định 1358/QĐ-UBND 2019 ngày 25/3/2019 của UBND Thành phố Hà Nội về Bộ đơn giá sản phẩm đo đạc đất đai Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1358/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BỘ ĐƠN GIÁ SẢN PHẨM ĐO ĐẠC LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH, HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH; ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT; XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Đo đạc và bản đồ ngày 14/6/2018;
Căn cứ Luật Giá ngày 20/6/2012;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 19/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Căn cứ Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Thông tư số 14/2017/TT-BTNMT ngày 20/7/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Thông tư số 35/2017/TT-BTNMT ngày 04/10/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;
Căn cứ Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22/12/2017 của Bộ Tài chính về quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường;
Theo đề nghị của Liên ngành: Sở Tài nguyên và Môi trường – Sở Tài chính – Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 9760/TTrLN:TNMT-TC-LĐTBXH ngày 20/11/2018; của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 1088/STNMT-ĐĐBĐVT ngày 18/02/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Bộ đơn giá sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính; đăng ký, kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(Chi tiết tại Thuyết minh – hướng dẫn áp dụng đơn giá sản phẩm và các phụ lục đính kèm).
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
– Phạm vi áp dụng: Trên địa bàn thành phố Hà Nội.
– Đối tượng áp dụng: Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công, các tổ chức và cá nhân có liên quan thực hiện công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính; đăng ký, kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc:
+ Đối với các đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo một phần chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên:
Năm 2019: Áp dụng cột đơn giá sản phẩm đầy đủ các cấu thành đơn giá sau khi trừ đi chi phí khấu hao.
Năm 2020 trở đi: Được áp dụng cột đơn giá tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.
+ Đối với các đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi đầu tư và chi thường xuyên; doanh nghiệp: Được áp dụng cột đơn giá sản phẩm đầy đủ các cấu thành đơn giá.
Ngoài chi phí theo đơn giá nêu trên, các đơn vị sự nghiệp công lập khi cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại địa chỉ của tổ chức, cá nhân, được phép tính thêm chi phí di chuyển và hướng dẫn thủ tục hồ sơ. Mức thu do đơn vị sự nghiệp công quyết định và được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị.
Điều 3. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm: Công khai bộ đơn giá sản phẩm theo quy định; thường xuyên cập nhật các quy định có liên quan của Nhà nước và Thành phố để báo cáo UBND Thành phố xem xét, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Điều 4. Hiệu lực thi hành: Bộ đơn giá sản phẩm Đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính; đăng ký, kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định này được áp dụng từ ngày ký và thay thế các Quyết định: số 2663/QĐ-UBND ngày 15/5/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Bộ đơn giá sản phẩm đo đạc địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Hà Nội; số 3980/QĐ-UBND ngày 24/7/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh một số nội dung của bộ đơn giá sản phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 2663/QĐ-UBND ngày 15/5/2014 của UBND thành phố Hà Nội.
Điều 5. Xử lý chuyển tiếp:
– Đối với các công việc đã tổ chức lựa chọn nhà thầu và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện trước ngày có hiệu lực của quyết định này: Tiếp tục áp dụng đơn giá trúng thầu để thanh, quyết toán;
– Đối với các nhiệm vụ thực hiện theo hình thức đặt hàng, giao dự toán theo hình thức tự thực hiện; các nhiệm vụ chưa tổ chức lựa chọn và chưa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, đơn vị có trách nhiệm trình phê duyệt điều chỉnh dự toán hoặc phê duyệt giá dự toán gói thầu theo đơn giá ban hành kèm theo quyết định này.
Điều 6. Tổ chức thực hiện: Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành, hội, đoàn thể, đơn vị thuộc Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 6; – Thường trực: Thành ủy, HĐND TP; – Chủ tịch UBND Thành phố; – Các PCT UBND Thành phố; – VP UBND: CVP, các PCVP, các Phòng: ĐT, TH, KT; – Cổng Giao tiếp điện tử Thành phố; – Trung tâm tin học – Công báo; – Lưu: VT, KT. |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
|
THUYẾT MINH VÀ HƯỚNG DẪN
ÁP DỤNG ĐƠN GIÁ SẢN PHẨM ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH; ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT; XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định 1358/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2019 của UBND thành phố Hà Nội)
I. Căn cứ tính đơn giá:
1. Định mức kinh tế kỹ thuật:
– Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;
– Thông tư số 14/2017/TT-BTNMT ngày 20/7/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế kỹ thuật đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Thông tư số 35/2017/TT-BTNMT ngày 04/10/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định định mức kinh tế – kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;
– Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22/12/2017 của Bộ Tài chính quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường;
– Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Hồ sơ Địa chính;
– Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Bản đồ địa chính;
– Thông tư số 05/2017/TT-BTNMT ngày 25/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;
– Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT ngày 28/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai;
– Thông tư số 30/2013/TT-BTNMT ngày 14/10/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính;
2. Cơ cấu tính giá sản phẩm:
– Căn cứ Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22/12/2017 của Bộ Tài chính quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường; bao gồm: Chi phí lao động kỹ thuật, chi phí lao động phổ thông, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao thiết bị, chi phí năng lượng và chi phí chung;
– Rà soát các quy định hiện hành, cập nhật các quy định mới, quy định điều chỉnh trong quá trình xây dựng đơn giá, so sánh, đối chiếu phân tích với nội hàm đơn giá đang áp dụng tại Quyết định 3980/QĐ-UBND và Quyết định 2663/QĐ-UBND của UBND Thành phố; căn cứ lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước quy định tại Điều 10 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể:
+ Năm 2018-2019: Đảm bảo tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý (chưa tính chi phí khấu hao tài sản cố định).
+ Từ năm 2020: Tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.
3. Tiền lương và các khoản phụ cấp lương:
Tiền lương được tính trên cơ sở:
– Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
– Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang: Mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng;
– Thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức (áp dụng mức 2; hệ số 0,4 tiền lương tối thiểu cho các công việc ngoại nghiệp đo đạc cơ bản, lập bản đồ địa hình, bản đồ địa chính cơ sở);
Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22/12/2017 của Bộ Tài chính quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường; bao gồm: Chi phí lao động kỹ thuật, chi phí lao động phổ thông, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao thiết bị, chi phí năng lượng và chi phí chung. Trong đó tiền lương 01 tháng theo cấp bậc kỹ thuật quy định trong định mức thực hiện theo hệ số lương ban hành theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và văn bản sửa đổi, thay thế (nếu có); mức lương cơ sở theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Các khoản phụ cấp, đóng góp theo chế độ: Phụ cấp lương, phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp khác (nếu có) theo chế độ quy định hiện hành.
4. BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn:
Các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn), mức tính bằng 23,5% lương cấp bậc kỹ thuật (Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 về quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam), trong đó BHXH=17,5%, BHYT=3%, KPCĐ=2%, BHTN=1%.
5. Chế độ Thuế:
Đơn giá trên chưa bao gồm thuế GTGT. Việc áp dụng thuế GTGT được thực hiện căn cứ:
Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 03/6/2008, Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Thông tư số 123/2008/NĐ-CP“>129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn tại Công văn số 4160/BTNMT-TC ngày 05/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Công văn số 14573/BTC-TCT ngày 15/10/2009 của Bộ Tài chính về thuế GTGT đối với hoạt động điều tra cơ bản.
6. Đơn giá thuê lao động phổ thông:
Đơn giá công lao động phổ thông được tính theo lương vùng tối thiểu quy định tại Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 07/12/2017 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, cụ thể:
– Đơn giá công lao động phổ thông vùng 1: 3.980.000 đồng/26 ngày = 153.076 đồng/ngày
– Đơn giá công lao động phổ thông vùng 2: 3.530.000 đồng/26 ngày = 135.769 đồng/ngày
7. Đơn giá vật tư, công cụ dụng cụ, thiết bị:
– Theo đơn giá khảo sát thực tế trên địa bàn thành phố Hà Nội tại thời điểm xây dựng đơn giá; so sánh với các đơn giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường (đã được Bộ Tài chính thẩm định) sử dụng để xây dựng các bộ đơn giá;
– Bộ đơn giá kèm theo Quyết định 661/QĐ-BTNMT ngày 30/3/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bộ đơn giá sản phẩm đo đạc và bản đồ trên cơ sở Quyết định số 367/QĐ-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về mức tối đa đơn giá sản phẩm đo đạc bản đồ Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sử dụng nguồn Ngân sách trung ương năm 2014 và Công văn số 1668/BTC-QLG ngày 29/01/2016 của Bộ Tài chính về đơn giá tối đa sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sử dụng ngân sách trung ương năm 2015.
8. Đơn giá năng lượng: Chi phí điện năng áp dụng quy định tại Thông tư số 16/2014/TT-BCT và Quyết định số 4495/QĐ-BCT ngày 30/11/2017 của Bộ Công Thương cho đơn vị hành chính, sự nghiệp, cấp điện áp từ 6 kV trở lên là 1.686 đồng/KW (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), có thời gian bắt đầu áp dụng từ 01/12/2017.
9. Chi phí chung: thực hiện theo Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22/12/2017 của Bộ Tài chính về quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường
Chi phí quản lý chung, gồm: chi phí tiền lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) cho bộ máy quản lý; chi phí điện, nước, điện thoại, xăng xe, công tác phí, văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ cho bộ máy quản lý; chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, công cụ, dụng cụ đối với đơn vị sự nghiệp công lập (hoặc chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ bộ máy quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; doanh nghiệp thực hiện); chi hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết của đơn vị; chi phí chuyển quân; chi phí làm nhà tạm (hoặc thuê nhà trọ) cho lực lượng thi công; chi phí kiểm tra, nghiệm thu, bàn giao sản phẩm của đơn vị thực hiện và các chi phí khác mang tính chất quản lý có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ, dự án.
Chi phí quản lý chung được xác định theo tỷ lệ % tính trên chi phí trực tiếp, quy định cho từng nhóm công việc như sau:
Nhóm công việc |
Nhiệm vụ, dự án (hoặc hạng mục công việc có định mức kinh tế kỹ thuật) |
Nhiệm vụ, dự án (hoặc hạng mục công việc không có định mức kinh tế kỹ thuật) |
1. Ngoại nghiệp |
|
|
Nhóm I |
28% |
23% |
Nhóm II |
25% |
18% |
Nhóm III |
20% |
15% |
2. Nội nghiệp (nhóm I, II, III) |
15% |
12% |
Trong đó:
* Ngoại nghiệp: Gồm toàn bộ các công việc thực hiện ở thực địa.
* Nội nghiệp: Gồm toàn bộ các công việc thực hiện trong phòng làm việc.
– Đối với lĩnh vực đất đai chỉ có công việc thuộc nhóm II, nhóm III, cụ thể:
+ Nhóm II: Lập, chỉnh lý bản đồ địa chính; lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
+ Nhóm III: Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; đăng ký biến động đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cập nhật biến động đất đai; Xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai
– Đối tượng được áp dụng và tính chi phí chung được quy định chi tiết tại phần II.
II. Phạm vi, đối tượng, phương thức thực hiện:
1. Phạm vi áp dụng: trên địa bàn thành phố Hà Nội
2. Đối tượng áp dụng đơn giá sản phẩm:
– Các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan đến thực hiện công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính; đăng ký, kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện từ nguồn Ngân sách nhà nước;
– Khuyến khích các đơn vị thực hiện công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính; đăng ký, kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội từ nguồn vốn hợp pháp khác áp dụng bộ đơn giá này.
3. Phương thức thực hiện: Giao dự toán, giao nhiệm vụ; đặt hàng; các hình thức của Luật Đấu thầu và các hình thức thực hiện khác theo quy định của pháp luật.
III. Phương pháp áp dụng đơn giá sản phẩm
Việc áp dụng đơn giá sản phẩm đối với các dịch vụ sự nghiệp công (nhiệm vụ, dự án…) sử dụng ngân sách nhà nước phải căn cứ loại hình đơn vị thực hiện để áp dụng cho phù hợp. Cụ thể:
1. Doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi đầu tư và chi thường xuyên: Được áp dụng cột đơn giá sản phẩm đầy đủ các cấu thành đơn giá.
2. Đơn vị sự nghiệp công (trừ đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi đầu tư và chi thường xuyên) khi cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thì lộ trình tính giá như sau:
– Năm 2018 – 2019: Áp dụng cột đơn giá sản phẩm đầy đủ các cấu thành đơn giá sau khi trừ đi chi phí khấu hao;
– Năm 2020 trở đi: Được áp dụng cột đơn giá tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.
Trường hợp đơn vị sự nghiệp công được ngân sách nhà nước đảm bảo một phần chi thường xuyên hoặc do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên khi cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công được chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính; đăng ký, kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội thì phải trừ phần kinh phí đã được Ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Đối với chi phí nhân công, chi phí khấu hao nếu không phân tách được chi tiết thời gian, cơ cấu để thực hiện giữa các nhiệm vụ thì tính trừ chi phí nhân công (hoặc chi phí khấu hao) được xác định theo phương pháp phân bổ, tỷ trọng như sau:
Tỷ trọng ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí nhân công (hoặc khấu hao) cho đơn vị T (%) = Số tiền lương và các khoản đóng góp theo lương (hoặc khấu hao) ngân sách nhà nước hỗ trợ / Tổng quỹ tiền lương của biên chế được giao (hoặc tổng giá trị khấu hao trong năm của đơn vị).
3. Riêng đơn vị công lập tự đảm bảo chi đầu tư và chi thường xuyên: Được áp dụng cột đơn giá sản phẩm đầy đủ các cấu thành đơn giá.
4. Các trường hợp không áp dụng cột đơn giá sản phẩm đầy đủ: Đơn giá được xác định sau khi trừ đi một số nội dung đã nêu tại mục 2 thì chi phí chung phải được xác định lại sau khi đã tiết giảm các chi phí trực tiếp.
5. Các nội dung tại mục 1, 2, 3, 4 phải được bên mời thầu quy định cụ thể, chi tiết trong hồ sơ mời thầu để các nhà thầu biết và tham gia dự thầu và là cơ sở để đánh giá hồ sơ dự thầu (áp dụng cho tất cả các hình thức của Luật Đấu thầu). Bên mời thầu và tổ chuyên gia có trách nhiệm xác định cụ thể tại báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, biên bản thương thảo hợp đồng để đảm bảo giá trúng thầu không vượt giá UBND Thành phố quy định theo từng loại hình đơn vị thực hiện.
6. Trường hợp nhiệm vụ, dự án có chi phí chuyển quân, chi phí làm nhà tạm (hoặc thuê nhà trọ) cho lực lượng thi công, chi phí kiểm tra, nghiệm thu, bàn giao sản phẩm của đơn vị thực hiện và các chi phí khác có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ, dự án (nếu có), đơn vị lập dự toán ở khoản mục các chi phí khác, theo khối lượng công việc thực hiện cụ thể, chế độ chi tiêu hiện hành và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực tài nguyên và môi trường khi thực hiện khai thác các dịch vụ sự nghiệp được phép sử dụng cột đơn giá đầy đủ thuộc bộ đơn giá này để ký kết hợp đồng kinh tế khai thác việc với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
Để tăng cường chất lượng dịch vụ: các đơn vị sự nghiệp công lập khi khai thác một số dịch vụ và trả kết quả tại địa chỉ tổ chức cá nhân có nhu cầu cung cấp dịch vụ ngoài chi phí theo đơn giá nêu trên được phép tính: chi phí di chuyển 6.500đ/km (đơn giá bằng 50% mức khoán chi phí xe theo Quyết định số 1215/QĐ-UBND ngày 20/02/2017 của UBND Thành phố về thí điểm khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ tại cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội và được chia thành các mức (khoảng cách dưới 10km: tính trung bình: 35.000đ/1 lần; khoảng cách trên 10-20km: 100.000đồng/1 lần; khoảng cách trên 20-30km: 160.000đồng/1 lần; khoảng cách trên 30km: 300.000đồng/1 lần; Chi phí nhân công di chuyển đến địa điểm nhận trả kết quả: tính theo định mức 2h công/1 lần; đơn giá nhân công theo đơn giá nhân công kỹ sư bậc 1: 184.000đồng/8h x 2h = 46.000đồng/1 lần. Số km di chuyển được xác định căn cứ số km được đo trên google map tính từ trụ sở cơ quan đến địa chỉ tổ chức cá nhân có nhu cầu cung cấp dịch vụ. Căn cứ tình hình thực tế, các đơn vị sự nghiệp công lập được phép quyết định việc tiết giảm chi phí của đơn vị để tạo lợi thế cạnh tranh trong quá trình khai thác công việc, tăng thu sự nghiệp nhưng phải đảm bảo chế độ tiền lương cho người lao động.
8. Giá trị quyết toán được xác định bằng (=) khối lượng công việc hoàn thành theo quy định nhân (x) đơn giá sản phẩm ban hành tại Quyết định này.
Việc áp dụng đơn giá sản phẩm sẽ căn cứ trên nguyên tắc:
+ Đơn giá sản phẩm thanh toán bao gồm toàn bộ đơn giá các bước công việc chi tiết đơn vị đã thực hiện, không phân biệt cấp tiếp nhận hồ sơ (cấp thành phố, cấp huyện, cấp xã).
+ Trường hợp chỉ thực hiện một số bước công việc thì đơn giá sản phẩm phải trừ đi đơn giá chi tiết của bước công việc không thực hiện.
+ Đối với các hạng mục công việc có định mức KTKT quy định theo hệ số của hạng mục công việc tương đương, giá trị quyết toán được xác định bằng (=) giá trị từng khoản mục chi phí của bước công việc tương đương nhân (x) hệ số định mức KTKT đã được quy định cụ thể tại Thông tư về định mức kinh tế – kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
9. Khi đơn vị thực hiện quyết toán, thanh tra, kiểm toán với cơ quan có thẩm quyền, trường hợp có những khoản chi phí không được coi là hợp lý, hợp lệ để tính vào chi phí theo kết luận của các cơ quan này thì phải giảm trừ phần chi phí đó và xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật về kế toán, kiểm toán, thuế và pháp luật có liên quan.
Lưu ý: Trên đây là toàn bộ đơn giá được áp dụng đối với các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công, các tổ chức và cá nhân có liên quan thực hiện công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính; đăng ký, kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước, theo nguyên tắc: Đối với các đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo một phần chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên.
Xem thêm:
Leave a Reply