Đo đạc địa chính Hà Nội

8.00-17.30 thứ 2 - thứ 7

QUY HOẠCH PHÂN KHU H1-3 TỶ LỆ 1:2000

Quy hoạch Quận Đống Đa

Quy hoạch Quận Đống Đa nằm ở phía Tây Nam khu vực nội đô lịch sử, phạm vi ranh giới như sau:

  • Phía Bắc giáp quận Ba Đình
  • Phía Đông giáp quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng
  • Phía Nam giáp quận Thanh Xuân
  • Phía Tây và Tây Nam giáp quận Cầu Giấy

Quy hoạch Quận Đống Đa, bao gồm các phường: Văn Miếu, Văn Chương, Cát Linh, Quốc Tử Giám, Hàng Bột, Ô Chợ Dừa, Nam Đồng, Quang Trung, Trung Liệt, Thổ Quan, Khâm Thiên, Trung Phụng, Phương Liên, Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Ngã Tư Sở, Thịnh Quang, Láng Thượng, Láng Hạ, Phương Mai.

Quy hoạch quận Đống Đa với hệ thống hạ tầng kỹ thuật như sau:

Quy hoạch Giao thông

Giao thông đường sắt:

  • Ga Hà Nội sẽ được xây dựng lại với chức năng là ga trung tâm tàu khách và liên vận quốc tế khổ đường 1435mm đi tất cả các hướng. Là đầu mối giao thông đa phương tiện tại trung tâm thành phố theo mô hình TOD.
  • Tuyến đường sắt đô thị số 1: dự kiên đi trên cao, trùng với tuyến đường sắt hiện có, bố trí 2 ga đường sắt đô thị.
  • Tuyến đường sắt đô thị số 2: chạy ngầm dọc theo tuyến đường từ Ngã Tư Sở – Chùa Bộc – Hoàng Tích Trí – Xã Đàn – Công Viên Lê Nin kết nối trung tâm, bố trí 2 ga đường sắt.
  • Tuyến đường sắt đô thị số 2A: là tuyến đường sắt trên cao chạy từ Cát Linh dọc theo tuyến đường Hào Nam – Yên Lãng đến Hà Đông, bố trí 4 ga đường sắt.
  • Tuyến đường sắt đô thị số 3: xây dựng ngầm dọc theo tuyến phố Cát Linh – Văn Miếu về ga Hà Nội, bố trí 2 ga đường sắt.
  • Tuyến đường sắt đô thị số 5: đi ngầm dọc theo tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, bố trí 1 ga đường sắt.

Các tuyến đường cấp đô thị:

  • Đường vành đai 1: đoạn Kim Liên – Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu – Voi Phục, bề rộng mặt cắt ngang điển hình 50m (8-10 làn xe)
  • Đường vành đai 2: đoạn Trường Chinh – Láng: chia làm 2 đoạn cụ thể

+ Đoạn đường Trường Chinh, bề rộng mặt cắt ngang 53.5m-57.5m, gồm cầu cạn 4 làn xe rộng 19m, đường chạy dưới mặt đất 6 làn xe chạy chính và 4 làn xe hỗn hợp và vỉa hè tộng 2x(6-8m).

+ Đoạn đường Láng: bề rộng mặt cắt ngang 53m-54m, gồm 6 làn xe chính, vỉa hè 2 bên rộng 2x(3-6)m, dải phân cách trung tâm rộng 3-5m, tạo dải phân cách dự kiến xây dựng cầu cạn (4 làn xe) bề rộng 19m.

  • Tuyến đường Giải Phóng: quy mô mặt cắt ngang điển hình rộng 46m (6-8 làn xe), cơ bản giữ theo hiện trạng, phần hè đường cải tạo chỉnh trang phù hợp.
  • Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, quy mô mặt cắt ngang điển hình rộng 50m (6 làn xe), thành phần mặt cắt ngang gồm: lòng đường mỗi bên rộng 2×10.5m (6 làn xe), dải phân cách giữa rộng 3m, vỉa hè mỗi bên rộng 2x8m.
  • Tuyến Láng Hạ – Giảng Võ, quy mô mặt cắt ngang điển hình rộng 40-42m (6 làn xe) đã được xây dựng hoàn thiện theo quy hoạch.
  • Tuyến Lê Duẩn, bề rộng mặt cắt ngang điển hình 20.5-42m, được chia làm 3 đoạn gồm:

+ Đoạn Hai Bà Trưng đến phố Trần Hưng Đạo, quy mô mặt cắt ngang điển hình rộng 20.5m (4 làn xe) gồm: lòng đường 14.5m, vỉa hè hai bên rộng 2x3m.

+ Đoạn Trần Hưng Đạo đến Trần Nhân Tông, quy mô mặt cắt ngang điển hình rộng 23.5m (4 làn xe).

+ Đoạn đi quy hồ Ba Mẫu, quy mô mặt cắt ngang điển hình rộng 42m (6 làn xe)

  • Tuyến đường Hoàng Cầu – Yên Lãng – Láng: quy mô mặt cắt ngang điển hình rộng ≥ 35m (6 làn xe)
  • Phố Tây Sơn – Nguyễn Lương Bằng – Tôn Đức Thắng được chia làm 2 đoạn:

+ Đoạn từ phố Tây Sơn (nút Ngã Tư Sở) – Nguyễn Lương Bằng (nút Ô Chợ Dừa): quy mô mặt cắt ngang điển hình rộng 39-45m (8-10 làn xe)

+ Đoạn từ phố Nguyễn Lương Bằng (nút giao Ô Chợ Dừa) – phố Tôn Đức Thắng (phố Nguyễn Thái Học): quy mô mặt cắt ngang điển hình rộng 28.5m (8-10 làn xe)

  • Tuyến phố Phạm Ngọc Thạch – phố Chùa Bộc – phố Thái Hà – phố Huỳnh Thúc Kháng – Voi Phục, quy mô mặt cắt ngang điển hình rộng 30m (4 làn xe).
  • Tuyến phố Cát Linh, quy mô mặt cắt ngang điển hình rộng 36m (6 làn xe)

Các nút giao thông khác cốt:

  • Các nút giao hầm Kim Liên, nút giao Ngã Tư Sở đã được xây dựng hoàn chỉnh. Nút giao ngã tư Vọng đã được xây dựng một phần.
  • Cầu vượt trực thông tại nút giao giữa: tuyến đường Trần Duy Hưng – Nguyễn Chí Thanh giao với đường Láng; Lê Văn Lương – Láng Hạ giao với đường Láng; Láng Hạ giao cắt với Huỳnh Thúc Kháng, Tây Sơn – Nguyễn Lương Bằng giao cắt Thái Hà – Chùa Bộc đã được xây dựng.
  • Đề xuất xây dựng cầu vượt trực thông tại các nút giao Ô Chợ Dừa, Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch, đường Đê La Thành giao cắt với Nguyễn Chí Thanh.

Quyết định số 1356/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội ngày 19 tháng 3 năm 2021.

 

Xem thêm:

Leave a Reply

avatar
  Subscribe  
Notify of