Đo đạc địa chính Hà Nội

8.00-17.30 thứ 2 - thứ 7

Đo đạc nhà đất

Đo đạc nhà đất là công tác đo đạc lập Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, bao gồm các công tác đo đạc nhằm mục đích như sau:

  • Đo tách thửa, hợp thửa đất
  • Đo chuyển nhượng thửa đất
  • Đo thừa kế, tặng cho, phân chia đất
  • Đo kiểm tra diện tích đất, trang chấp đất đai
  • Đo cấp đổi sổ đỏ
  • Đo diện tích căn hộ chung cư

Đo đạc nhà đất phục vụ lập hồ sơ kỹ thuật là một trong những bước quan trọng của công tác đo đạc bản đồ địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai của mỗi địa phương. Hồ sơ kỹ thuật thửa đất cũng là giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình hay của các tổ chức có liên quan đến đất đai. Chính vì vậy mà việc tuần thủ nghiệm ngặt quy trình đo đạc đạc nhà đất là hết sức cần thiết.

Vậy quy trình đo đạc nhà đất gồm những bước nào?

Các bước trong quy trình Đo đạc nhà đất

Bước 1: Xác định mục đích Đo đạc nhà đất .

Nhân viên đo đạc cần phối hợp với chủ sử dụng đất để xác định nhiệm vụ đo đạc lập đạc nhà đất nhằm mục đích: đo đạc để cấp đổi, chuyển mục đích sử dụng, chuyển quyền sử dụng đất tách thửa, hợp thửa, cắm ranh, tranh chấp…

do-dac-nha-dat-quan-thanh-xuan

Bước 2: Thu thập tại liệu phục vụ công tác Đo đạc nhà đất.

Nhân viên đo đạc phải yêu cầu chủ sử dụng đất cung cấp các loại giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất và thửa đất (có thể cung cấp bản sao không cần công chứng) như: giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ, sơ đồ phân chia mua bán đất…

Bước 3: Xác định ranh giới thửa đất thực tế và đánh dấu vị trí trên bản đồ.

Trong bước này cần xác định ranh giới, mốc giới thửa đất và đánh dấu mốc bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ tại các điểm ranh và điểm chuyển hướng (điểm gãy) của ranh giới thửa đất sau đó xác định vị trí thửa đất trên bản đồ tham khảo.
Lưu ý: Việc lập bản mô tả ranh giới thửa đất cần ghi rõ địa chỉ thửa đất giáp ranh, mục đích đo vẽ để phục vụ cho công tác nội nghiệp cũng như hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý nộp cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Bước 4: Đo đạc hiện trường.

Tiến hành sử dụng các loại máy móc, thiết bị bao gồm:  thước, máy đo khoảng cách, máy toàn đạc điện tử, để đo các vị trí trên ranh đất một cách chính xác nhất.

Bước 5: Đối chiếu tài liệu cũ.

Đối chiếu với các tài liệu cũ như bằng khoán, tài liệu 299, bản đồ địa chính 02, các tài liệu bản đồ địa chính mới khác.

do-dac-nha-dat-quan-hoang-mai

Bước 6: Xác nhận tứ cận và chính chủ.

Xuất kết quả đo đạc, tập hợp hồ sơ pháp lý và hồ sơ kỷ thuật thửa đất, xác nhận với chủ sử dụng chuẩn bị nộp hồ sơ.

do-dac-nha-dat-dong-da

 Bước 7: Nộp hồ sơ.

Sau lần kiểm tra cuối nếu không phát hiện sai sót của hồ sơ kỹ thuật thửa đất và pháp lý, nhân viên trắc đạc sẽ liên hệ trả hồ sơ để cho khách hàng làm các thủ tục tiếp theo để cấp giấy quyền sử dụng đất.

do-dac-nha-dat

Sau khi đã tìm hiểu về các bước cơ bản của quy trình đo đạc lập đạc nhà đất. Nếu bạn muốn hiểu kỹ hơn nữa, hãy liên hệ với Công ty Đo đạc địa chính Hà Nội để  được tư vấn và cung cấp những thông tin mới nhất.

 

Xem thêm:

Leave a Reply

avatar
  Subscribe  
Notify of